Nhân ngày nhà giáo Việt Nam, Lan Phương nói hộ long học trò những điều thầy cô nên và không nên nói

Trong ngày 20/11, Lan Phương đã gửi lời chúc đến các bậc thầy cô. Bên cạnh đó, cô vẫn không bày tỏ những quan điểm thẳng thắn để mối quan hệ thầy trò tốt hơn và bổ trợ cho nhau nhiều hơn.

Nghề nhà giáo luôn là nghề cao quý và nhận nhiều sự kính trọng vì sự nghiệp “trồng người” cao cả. Cũng giống như bao người, trong ngày đặc biệt này, nữ diễn viên Lan Phương bày tỏ tình cảm trân trọng và những lời chúc tốt đẹp đến các bậc thầy cô đã từng dạy mình nói riêng  và các nhà giáp Việt Nam nói chung.

Cô viết:

“Các thầy cô giáo trong văn hoá Việt Nam luôn là những người cha người mẹ, người dẫn đường cho những tài năng tương lai. Văn hoá chúng ta đề cao người thầy và bổn phận của học trò là phải yêu kính thầy cô. Người Á đông chúng ta có rất nhiều đạo lí, nhất là với người trên, người thầy. Bản thân Phương cũng có những người thầy tuyệt vời như thầy Văn Thành dạy diễn xuất, thầy Bá Thái dạy múa và bây giờ có các cô giáo siêu dễ thương của Lina khi con đi học. Lina yêu cô đến mức tới lớp, ôm ngay lấy cô và quên luôn mẹ”.

Đồng thời, “Nàng dâu order” cũng thẳng thắn nhìn nhận vào thực trạng hiện nay là: Bên cạnh những thầy cô truyền năng lượng, cảm hứng tích cực và nhiệt tình truyền dạy kiến thức cho học trò, vẫn còn không ít các thầy cô khiến học trò cảm thấy sợ vì luôn chê bai và có cách ứng xử tiêu cực, trở thành nỗi ám ảnh của học trò sau khi ra trường:

“Thầy cô cũng như cha mẹ, các em kính trọng thầy cô và luôn kì vọng được thầy cô ghi nhận nỗ lực của mình, mong được động viên, được một lời khen ngợi từ thầy cô. Nếu thầy cô coi các em như những người bạn nhỏ của mình, chỉ bảo, tạo không khí gần gũi, yêu thương, không chê bai, moi móc điều thiếu sót của các em, sẵn lòng tìm hiểu những lỗi lầm để chia sẻ, và luôn rộng lòng chỉ bảo khi các em chậm tiếp thu bài. Thì chắc chắn đó là những người thầy mà cả đời các em sẽ mãi kính yêu.

Nhưng thực tế, người làm thầy cũng là những người bình thường, không ai hoàn hảo. Họ cũng có lúc không kiên nhẫn, cũng bị quá tải, bị căng thẳng, và sẽ có lúc không kìm được nóng giận với học sinh, những điều này tạo nên hàng rào ngăn cách giữa thầy và trò ngày một lớn. Với thầy điều đó không quá ghê gớm nhưng lại có thể làm các em mặc cảm, chán ngán và từ bỏ ước mơ của mình.

Nếu cha mẹ chê bai, con cái vẫn có bản năng tự nhiên của những đứa con là yêu thương và luôn cố gắng làm cha mẹ tự hào, còn với thầy cô không phải người ruột thịt, lời chê bai có thể làm các em tổn thương và dần dần các em lựa chọn bỏ luôn tình cảm với thầy cô đó.

Lời động viên của thầy cô có thể khiến các em tự tin hơn và không từ bỏ. Lời động viên Thầy cô có khả năng rất lớn trong việc bồi đắp tài năng và cũng có cả khả năng phá tan mọi nỗ lực của học trò. Điều này sẽ là sự đau đớn với cả trò và thầy (nhất là khi thầy về hưu)

Đặc biệt với những đứa trẻ sinh ra đã có cuộc sống bất hạnh: nghèo túng khiến em không kịp đóng tiền cho trường hay mua dụng cụ học tập; cha mẹ bệnh khiến em phải đi làm phụ khiến em suốt ngày ngủ gật trong lớp, không tiếp thu bài được; em sinh ra đã bị khiếm khuyết khiến em hay thu mình, tiếp nhận vấn đề chậm chạp; cha mẹ làm em bị tổn thương khiến em cư xử tiêu cực để giải thoát cảm xúc của mình… Các em đặc biệt như vậy lại càng cần lòng bao dung và nhẫn nại của thầy cô hơn thay vì những lời mắng mỏ lười biếng, chê bai chậm chạp để các em có nhiều hơn niềm tin và động lực để vươn lên.

Không chỉ nói về sự thiếu sót của vài thầy cô giáo trong côcng cuộc “trồng người”, Lan Phương còn mạnh dạn góp ý để mối quan hệ thầy – trò trong môi trường giáo dục Việt Nam được cải thiện và bền chặt hơn:

“Người thầy nào cũng hạnh phúc khi học sinh nhớ và về thăm mình nhưng không phải ai cũng có được điều đó.  Em học sinh nào cũng muốn coi thầy cô như cha mẹ, muốn được nhớ về quãng thời gian học trò của mình với tình cảm chân thành nhưng không ai cũng có thời thơ ấu đẹp đẽ. Phương thật lòng mong ước điều đó xảy ra nhiều hơn nữa, cùng với lời nhắn gửi chung của các bạn học sinh đến thầy cô của mình.

“Chúng em mong lắm các thầy thay vì nói những câu :

-Chả bao  giờ  em làm nổi cái đấy đâu

-Em là đồ lười biếng

-Hỏi câu vớ vẩn

-Thế nãy giờ không nghe giảng à mà phải hỏi

– Xấu như thế kia thì …”

“Thầy cô hãy nói với các em bằng những câu:

-Cô tin em sẽ làm được, chỉ cần em chịu khó thêm

-em có gì khó khăn hay cần chia sẻ với thầy, thầy sẵn sàng nghe

-để cô trả lời cho em

-thầy sẽ giảng nhanh lại đoạn em hỏi nhé

-…(đừng bao giờ chê bai, làm học sinh thấy ngượng với bạn bè)…

Phương tin nếu các thầy cô luôn nhẫn nại, quan tâm, chia sẻ thân tình vơi học trò, các em sẽ phát huy tốt nhất khả năng của mình. Các em sẽ trưởng thành với sự tự tin, dám đặt câu hỏi và biết cách giải quyết vấn đề của mình, và sẽ nhớ về các thầy cô đến suốt cuộc đời.

Những chia sẻ của Lan Phương nhận được sự đồng thuận của số đông. Bởi họ thấy được nỗi lòng của mình một thời cắp sách đến trường dành cho các thầy cô và nỗi lòng của em, cháu và con của mình trong môi trường giáo dục hiện tại vẫn đang nhiều tiêu cực chưa được cải thiện.

Theo Người Hà Nội

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

About The Author

Related posts

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *