Lễ nghĩa – câu chuyện của giới quý tộc Nhật Bản

Người Nhật vốn nổi tiếng với hệ thống lễ nghi và quy tắc ứng xử nghiêm khắc. Hệ thống này đã đóng góp không nhỏ trong quá trình hình thành nên những nét văn hóa đặc trưng của Nhật Bản; đồng thời, cũng là nền tảng của lối sống nề nếp và sự phát triển ổn định của xã hội, tạo nên một nền văn hóa Nhật mang đậm yếu tố nội sinh, đem lại sức mạnh vượt qua mọi sóng gió.

Từ hệ thống lễ nghi nghiêm khắc…

 Xét về lịch sử hình thành hàng ngàn năm của Nhật Bản (khoảng giữa thiên niên kỷ đầu tiên TCN), có thể thấy nền văn hóa của dân tộc này là sự giao thoa của ba lớp văn hóa: văn hóa bản địa gắn liền với thiên nhiên được hình thành từ buổi đầu của nhà nước Yamato, văn hóa Hán được chắt lọc một cách tinh tế để phù hợp với bản sắc dân tộc, và cuối cùng là lớp văn hóa phương Tây vừa được du nhập một vài thế kỷ trở lại đây. Văn hóa ứng xử của người Nhật cũng được xây dựng trên nút giao thoa này, nhưng cơ bản vẫn là sự đồng hóa với văn hóa bản địa.

Hệ thống lễ nghi và các quy tắc ứng xử được xem là một phần quan trọng của văn hóa Nhật Bản. Hệ thống này được khởi xướng và xây dựng bởi hoàng gia và tầng lớp quý tộc. Vốn là những người có địa vị – học thức cao trong xã hội Nhật, họ đặc biệt xem trọng các giá trị tinh thần và các nét đẹp văn hóa. Hơn tất thảy, họ cũng lấy việc giáo dưỡng nhân cách và phẩm chất làm trọng. Chính vì vậy, họ coi hệ thống lễ nghi và quy tắc ứng xử như bài học vở lòng đầu tiên dành cho thế hệ con cháu. Lâu dần, các quy tắc này trở thành quy tắc ứng xử chung của cả dân tộc, trở thành nét đẹp trong văn hóa Nhật xuyên suốt dòng chảy lich sử.

Ngày nay, các truyền thống lễ nghĩa, ứng xử lâu đời chưa bao giờ phai nhạt trong đời sống văn hóa thường nhật tại Nhật Bản. Họ đề cao truyền thống hiếu nghĩa với cha mẹ và tổ tiên, thủy chung vợ chồng, kính trọng với thầy, chân thành với các mối quan hệ. Lễ nghĩa trong văn hóa ứng xử của người Nhật cũng thể hiện độc đáo ngay từ cái cúi chào. Dù sinh sống trong xã hội hiện đại, người Nhật vẫn còn giữ thói quen cúi chào gập người ngang thắt lưng. Nếu ngồi trên sàn nhà mà cúi chào thì đặt tay xuống sàn và cúi đầu, trán hầu như sát đất.. Trong giao tiếp, tiếng Nhật có một hệ thống các kính ngữ phức tạp được gọi là “Keigo”, tùy vào người được nhắc đến mà cần sử dụng kính ngữ sao cho phù hợp. Người Nhật đề cao sự điềm tĩnh, cẩn trọng bởi họ cho rằng, biết giữ gìn và điều tiết mức độ trong tất cả các cử chỉ, lời nói là điều rất đáng khen. Ngoài ra, các quy tắc về ăn uống, tác phong… cũng được quy định hết sức nghiêm ngặt.

 …Đến con người giàu lòng trắc ẩn và nghĩa khí

Ngày nay, với người Nhật, hình thái tối cao của lễ nghĩa rất gần với yêu thương. Họ cho rằng “Lễ” là không đố kỵ, không kiêu căng, không khoa trương, càng không tìm lợi cho bản thân mình; còn “Nghĩa” là sự khoan dung, tử tế, là chân thành đối đãi giữa người với người, là lối sống biết mình biết ta và có trước có sau. Vì lẽ đó, họ sẵn sàng hy sinh lợi ích riêng vì cộng đồng, một lòng hướng về dân tộc với lòng tự tôn trào dâng. Minh chứng rõ ràng nhất chính là sự vượt khó thần kỳ của Nhật Bản sau thiên tai thảm họa. Thế giới phải nghiêng mình nể phục khi chứng kiến hình ảnh những hàng dài người bình tĩnh xếp hàng chờ tiếp tế. Không chen lấn, không ồn ã. Không một ai tư lợi riêng mình. Họ nhường nhịn và tôn trọng nhau ngay cả trong khoảnh khắc khó khăn nhất. Hay trong bối cảnh đại dịch Covid-19, các hoạt động sản xuất, kinh doanh bị đình trệ, trao đổi thương mại quốc tế bị hạn chế…, nhưng các doanh nghiệp Nhật Bản vẫn tự nguyện đóng góp cứu giúp những người hoạn nạn. Có lẽ đối với người Nhật, nghi lễ và phép tắc đã trở thành thói quen, là một phần nhận thức, là giá trị vô hình tạo nên một đất nước hùng mạnh.

Thấm nhuần tinh thần ấy, Menard Nhật Bản cũng đang tích cực lan tỏa những giá trị tốt đẹp đến trong cộng đồng. Là một thương hiệu mỹ phẩm cao cấp, vốn khoác trên mình chiếc áo kimono nền nã, song giờ đây, trước những nghịch cảnh xảy đến, Menard lại cầm trên tay thanh kiếm Katana, trở thành một “nữ Samurai thời hiện đại”. Nữ Samurai ấy dù tự mình xoay xở trong nghịch cảnh, vẫn quyết tâm trao gửi những ân cần chăm sóc, những quan tâm tinh tế cùng nguồn năng lượng tích cực đến các “tri kỷ” khách hàng. Và nữ Samurai ấy, dù là trước đây hay ngay bây giờ, dù trong cảnh thanh bình hay đối diện khó khăn, vẫn kiên định theo đuổi một lý tưởng: Tôn vinh phái Đẹp và lan tỏa cái Đẹp đến trong cuộc đời.

Theo người Hà Nội

About The Author

Related posts

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *